Đi đến nội dung

Sách Kể chuyện Kinh Thánh được đưa vào trường học

Sách Kể chuyện Kinh Thánh được đưa vào trường học

Bản dịch Sách kể chuyện Kinh Thánh trong tiếng Pangasinan được ra mắt vào năm 2012, đang giúp nhiều em học sinh ở Philippines nói ngôn ngữ này. Ấn phẩm này phù hợp với chỉ thị của Bộ Giáo dục Philippines về việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giáo dục ở trường tiểu học.

Có hơn 100 ngôn ngữ đang được sử dụng ở Philippines, việc dùng ngôn ngữ nào ở lớp học đã được bàn luận trong thời gian dài. Vào năm 2012, chỉ thị của Bộ Giáo dục công nhận “việc sử dụng ngôn ngữ nói ở nhà” giúp “các em học nhanh hơn và tốt hơn”. Kết quả là một chương trình “Giáo dục đa ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ” đã được thực hiện.

Tiếng Pangasinan là một trong số các ngôn ngữ được chọn để sử dụng. Nhưng có một vấn đề phát sinh. Hiệu trưởng của một trường cho biết rằng có rất ít tài liệu trong tiếng Pangasinan cho học sinh đọc. Vào đúng thời điểm đó, Nhân Chứng Giê-hô-va đã cho ra mắt Sách kể chuyện Kinh Thánh trong tiếng Pangasinan tại hội nghị địa hạt vào tháng 11 năm 2012.

Khoảng 10.000 bản in đã được phân phát trong hội nghị. Các em trẻ và cha mẹ rất vui khi nhận được một bản trong tiếng mẹ đẻ. Một cặp vợ chồng cho biết: “Các con của chúng tôi rất thích sách này vì chúng có thể hiểu hết nội dung”.

Ngay sau hội nghị, một vài Nhân Chứng đã đem sách Kể chuyện Kinh Thánh tới một trường học ở thành phố Dagupan. Những giáo viên ở đó gặp khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu trong tiếng Pangasinan, đã rất vui mừng nhận được sách này. Có hơn 340 sách đã được phân phát. Các giáo viên ngay lập tức bắt đầu dùng sách này để dạy học sinh tập đọc trong tiếng mẹ đẻ.

Nhân Chứng Giê-hô-va rất vui vì ấn phẩm này được góp phần trong việc giáo dục trẻ em. Một dịch thuật viên giúp dịch Sách kể chuyện Kinh Thánh cho biết: “Trong một thời gian dài, chúng ta đã nhận ra giá trị của việc xuất bản tài liệu trong tiếng mẹ đẻ để động đến lòng người ta. Đó là lý do Nhân Chứng Giê-hô-va đã dồn nỗ lực để dịch Kinh Thánh và ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh sang hàng trăm ngôn ngữ”.