Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Có thật là loài kiến tích trữ lương thực vào mùa hè và thu nhặt thực phẩm trong mùa gặt không?

Châm-ngôn 6:​6-8 (Bản Dịch Mới ) nói: “Hỡi kẻ lười biếng, hãy đến xem con kiến; hãy xem đường lối nó để trở nên khôn ngoan. Nó không có người lãnh đạo, giám đốc hay cai trị; nhưng nó tích trữ lương thực vào mùa hè và thu nhặt thực phẩm trong mùa gặt”.

Thật vậy, nhiều loài kiến đã dự trữ thức ăn. Có lẽ loài kiến mà vua Sa-lô-môn nói đến là kiến thợ Messor semirufus, một loài kiến phổ biến nhất ở Israel ngày nay.

Một tài liệu cho biết: “Những con kiến loại này rời tổ kiếm ăn trong những lúc thời tiết thuận lợi... [và] tha hạt suốt những tháng ấm áp trong năm”. Chúng có thể lấy hạt từ trên cây hoặc dưới đất. Loài côn trùng này làm tổ dưới lòng đất gần cánh đồng, kho hoặc sân đập lúa, nơi chúng có thể tìm thấy thức ăn.

Trong tổ, kiến trữ thực phẩm trong một dãy buồng được nối bởi một mạng lưới đường ngầm. Các buồng này có lẽ có đường kính đến 12cm và cao 1cm. Vì thế, có thể nói rằng nguồn thực phẩm trong tổ có khả năng nuôi sống chúng “hơn 4 tháng mà không cần bất cứ nguồn thức ăn hoặc nước uống nào từ bên ngoài”.

Quan tửu chánh phải làm những việc gì?

Ông Nê-hê-mi là quan tửu chánh cho vua Ạt-ta-xét-xe của nước Phe-rơ-sơ—nay là Ba Tư (Nê-hê-mi 1:​11). Trong chánh điện ở Trung Đông thời xưa, quan tửu chánh của vua không phải là người đầy tớ thấp kém. Trái lại, ông là vị quan cao cấp. Trong tác phẩm văn học cổ điển và nhiều bức khắc họa thời xưa mô tả quan tửu chánh, điều này giúp chúng ta biết đôi điều về vai trò của Nê-hê-mi trong triều đình Phe-rơ-sơ.

Quan tửu chánh sẽ nếm rượu của vua để vua không bị đầu độc. Vì thế, vị quan này hoàn toàn được vua tín nhiệm. Học giả Edwin M. Yamauchi nói: “Do có nhiều âm mưu trong hoàng cung của nước Ba Tư [Phe-rơ-sơ] nên rất cần một người hầu đáng tin cậy”. Dường như quan tửu chánh cũng là một trong những người được sủng ái nhất và ảnh hưởng đáng kể đến vua. Vì hằng ngày ông làm việc gần vua nên cũng có thể quyết định ai được tiếp kiến vua.

Điều đó có thể giải thích vì sao vua sẵn sàng chấp thuận lời thỉnh cầu của Nê-hê-mi để trở về xây lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Chắc hẳn, vị vua này rất xem trọng Nê-hê-mi. Một từ điển (The Anchor Bible Dictionary) cho biết: “Vua chỉ trả lời: “Bao lâu nữa ngươi sẽ trở lại?” ”.​—Nê-hê-mi 2:​1-6.

[Biểu đồ/​Hình nơi trang 9]

Hình chạm trổ trong cung vua Phe-rơ-sơ tại thành phố Persepolis

[Biểu đồ]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Quan tửu chánh

Thái tử Xerxes

Đa-ri-út đại đế

[Nguồn tư liệu]

© The Bridgeman Art Library International